Bật mí 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Mục Lục

Tiền độ

Chiến lược marketing là một kế hoạch tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược marketing cần được dựa trên việc phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường bên trong và mục tiêu của doanh nghiệp.

1. Thành phần cơ bản trong một chiến lược Marketing

Marketing là một quá trình kết hợp các hoạt động nhằm tạo ra, truyền tải và trao đổi giá trị với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. 

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả. Để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả cần bao gồm các thành phần cơ bản như:

  • Marketing tích hợp (IMC)
  • Marketing quan hệ  
  • Marketing xã hội 
  • Marketing nội bộ 
Thành phần cơ bản trong một chiến lược Marketing

1.1. Marketing tích hợp (IMC)

Một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược marketing đó là Marketing tích hợp (IMC). Marketing tích hợp (IMC) là sự kết hợp của các hoạt động truyền thông có liên kết chặt chẽ, với thông điệp nhất quán trong việc thuyết phục khách hàng. Yếu tố này bao gồm các hoạt động như:

Dù các hoạt động có triển khai bằng những cách khác nhau nhưng tất cả các kênh đều phải được triển khai một cách đồng bộ thống nhất theo bộ nhận diện thương hiệu, thông điệp triền tải, chiến lược thương hiệu. Giúp khách hàng, đối tác có được sự nhận thức về Branding của doanh nghiệp. Mục tiêu của IMC –  Marketing tích hợp trong xây dựng chiến lược marketing, là tạo ra ra giá trị cho các đối tượng có liên quan bằng một thông điệp Marketing cụ thể, nhất quán.

Marketing tích hợp (IMC)

1.2. Marketing quan hệ (Marketing relationship)

Trong công cuộc xây dựng chiến lược marketing thì Marketing quan hệ là yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác quan trọng và liên quan đến doanh nghiệp. Sự phát triển và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp yêu cầu việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đội ngũ nhân viên, nhà cung cấp, tổ chức tài chính, đối tác, cơ quan quản lý, và nhiều bên liên quan khác.

1.3. Marketing xã hội

Hoạt động này giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh cảu doanh nghiệp, vượt ra ngoài những nhu cầu sử dụng thường ngày sản phẩm của khách hàng, từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn, xa hơn là đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của cộng đồng.

Ví dự như sản xuất một sản phẩm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường thì phải tạo ra các hoạt động mang ý nghĩa với những người xung quanh. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng  được mối quan hệ gắn kết, có lợi với các đối tác liên quan.

1.4. Marketing nội bộ 

Để xây dựng chiến lược Marketing thì marketing nội bộ là thành phần không thể thiếu. Marketing nội bộ là quá trình truyền thông và quảng bá nội bộ nhằm tạo ra sự hiểu biết và ủng hộ của đội ngũ nhân viên đối với doanh nghiệp. Mục tiêu của hoạt động này là đáp ứng nhu cầu của đội ngũ nhân viên trong công ty, từ đó thúc đẩy hiệu suất làm việc và tạo ra sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp.

2. 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường (Market research)

Trong các bước xây dựng chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường thị trường là xuất phát điểm đầu tiên của Marketing. Việc nắm bắt và hiểu rõ thị trường, khách hàng tiềm năng, thì tỷ lệ thành công của chúng ta có càng nhiều. 

Người xưa có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” nên nghiên cứu đối thủ cũng là 1 phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu thị trường. Qua việc nghiên cứu thị trường, ta có thể lên ý tưởng phát triển cho sản phẩm, hay lựa chọn chiến lược định vị đúng đắn cho sản phẩm đó tới từng đối tượng khách hàng, từng thị trường cụ thể. Nghiên cứu trường bao gồm:

  • Volume: Dung lượng thị trường
  • Tốc độ phát triển của ngành hàng
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Insights khách hàng
  • Đánh giá năng lực doanh nghiệp ( mô hình SWOT)
Nghiên cứu thị trường (Market research)

2.2  Bước 2: Lựa chọn phân khúc thị trường (Market segmentation)

Qua bước 1 trong quy trình xây dựng chiến lược marketing, bạn đã rõ hơn về thị trường và tình hình của doanh nghiệp bạn, thì bước tiếp theo đó là tìm ra “đối tượng mục tiêu của bạn là ai ?”. Nếu công ty bạn đã và đang có một tệp người dùng nhất định thì bạn chỉ cần tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Còn nếu chưa ai sử dụng sản phẩm của bạn, thì bạn nên xây dựng một chân dung khách hàng dựa vào các đặc điểm sau:

  • Phân khúc giá
  • Nhân khẩu học
  • Thời điểm
  • Khu vực
  • Hành vi tiêu dùng
Lựa chọn phân khúc thị trường (Market segmentation)

2.3. Bước 3: Định vị thương hiệu (Brand positioning)

Định vị thương hiệu còn gọi là cuộc chiến trong tâm trí khách hàng, đối tác. theo định nghĩa của Philip Kotler thì” Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp, mục đích là làm cho sản phẩm, thương hiệu chiếm một vị trí đặc biệt trong tiềm thức của khách hàng”. Hay nói cách khác, định vị thương hiệu là làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm được khách hàng ghi nhớ và thuộc vị Top of Mind trong tâm trí khách hàng, Với vị trí này khách hàng sẽ ghi nhớ, yêu thích và cảm thấy giá trị hơn với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong xây dựng chiến lược marketing bước định vị thương hiệu chúng ta dựa vào 5 yếu tố sau:

  • Chiến lược thương hiệu
  • Cấu trúc thương hiệu
  • Chiến lược thương hiệu sản phẩm
  • USP/PODs – Lợi điểm bán hàng độc đáo và cá điểm khác biết hóa cỉa sản phẩm
  • Điểm nổi bật cảu thương hiệu( Distinctive )
Định vị thương hiệu (Brand positioning)

2.4. Bước 4: Xác định khách hàng mục tiêu (Targerting)

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm tất cả các nhóm khách có nhiều khả năng mua hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệ. Trên thực tế, sản phẩm kinh doanh của mình không được bán cho tất cả mọi người. Chính vì thế doanh nghiệp cần xác định được đâu mới là khách hàng tiềm năng mới có thể xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Nhóm này được gọi là khách hàng mục tiêu.

Xác định khách hàng mục tiêu (Targerting)

2.5. Bước 5: Marketing Mix

Trong các bước xây dựng chiến lược marketing thì Marketing Mix là thành phần quan trọng nhất, hay còn gọi là Marketing hỗn hợp, Marketing Mix là một mô hình marketing được sử dụng để giúp các doanh nghiệp xác định và thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả. Marketing Mix được phát triển từ mô hình 4P –  Marketing Mix của Marketing truyền thống, ngoài ra chúng ta còn có những mô hình như: 

  • Mô hình 7P
  • Mô hình 4E
  • Mô hình 4C
  • Mô hình ĐMCN
Marketing Mix

2.6.  Bước 6: Triển khai kế hoạch (Plan implementation)

Chuyển sang giai đoạn thực thi kế hoạch, là giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng chiến lược Marketing, bạn cần bản kế hoạch hành động từ chiến lược RSTPMMIC sang mô hình 5W1H phổ biến trong quá trình nghiên cứu khách hàng WHO? WHAT? WHY? WHEN? WHERE? HOW? để xác định mục tiêu và vấn đề cần giải quyết.

  • WHO:  Khách hàng là ai?
  • WHAT: Tính năng sản phẩm
  • WHY: Đáp ứng nổi đau nào của khách hàng
  • WHEN: Tiếp cận vào dịp nào hot nhất
  • WHERE: Chọn thị trường nào? ở đâu? kênh phân phối ?
  • HOW: Thông điệp là gì?  Tiếp cận bằng cách nào?
Triển khai kế hoạch (Plan implementation)

2.7. Bước 7: Đo lường và kiểm soát chiến dịch (Control)

2.7.1. Chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Có rất nhiều chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của chiến dịch. Một số chỉ số phổ biến bao gồm:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế.
  • Tỷ lệ tương tác: Số lượng người dùng tương tác với nội dung marketing.
  • Tỷ lệ nhận thức: Số lượng người biết đến thương hiệu hoặc sản phẩm.
  • Tỷ lệ hài lòng: Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Mức độ khách hàng quay lại mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

2.7.2. Đo lường và kiểm soát chiến dịch marketing

Để đo lường và kiểm soát chiến dịch marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

  1. Xác định các chỉ số đo lường: Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số đo lường phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.
  2. Thu thập dữ liệu: Sau khi xác định các chỉ số đo lường, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như website, mạng xã hội, email,…
  3. Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được cần được phân tích để xác định hiệu quả của chiến dịch.
  4. Đưa ra các điều chỉnh cần thiết: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, doanh nghiệp cần đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả của chiến dịch.
Đo lường và kiểm soát chiến dịch (Control)

3. Tóm tắt

Chiến lược marketing là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh. Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ nhân viên marketing có năng lực và kinh nghiệm.

Hy vọng với nhưng thông tin về ” Xây dựng chiến lược marketing trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn về cách xây dựng chiến lược marketing cho công ty hiệu quả, hiểu thêm về Marketing. Đừng quên thường xuyên vào IME và theo dõi Fanpage: IME – Digital Marketing để tham hảo một số bài hữu ích khác, Xin cảm ơn bạn rất nhiều vì đã lắng nghe 😁

Tác giả

Thực Hiện Bởi : IME MEDIA

Lê Tuấn Anh
Lê Tuấn Anh
Bé Tuấn Anh 18 tuổi, Với niềm đam mê với Marketing và kinh doanh hiện công tác tại IME phụ trách website: ime.vn . Với sở thích là học hỏi thêm về các chiến dịch Marketing, Truyền thông,...

Bình luận

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Minh Tuân
Minh Tuân
02/11/2023 09:01

Mình đang lay hoay mãi phần lên chiến lược này

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi cho chúng tôi ngay