Định vị thương hiệu (Brand positioning) là làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm được khách hàng ghi nhớ và thuộc Top of Mind trong tâm trí khách hàng. Trong hoàn cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, với vô vàn các thương hiệu khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu trở nên quan trọng hơn và mang ý nghĩa chiến lược tới doanh nghiệp. Hãy cùng IME tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé!
1. Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu còn gọi là cuộc chiến trong tâm trí khách hàng.Theo như định nghĩa của Philip Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu ( so với đối thủ) chiếm một vị trí đặc biệt trong tiềm thức của khách hàng”. Hay nói cách khác, định vị thương hiệu là làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm được khách hàng ghi nhớ và thuộc vị Top of Mind trong tâm trí khách hàng.
Trong quá kinh kinh doanh và vận hành doanh nghiệp, thương hiệu đã được định vị vững vàng trong tâm trí khách hàng thường dễ dàng mở rộng quy mô, phân khúc sản phẩm hơn, bạn sẽ không cần mất quá nhiều chi phí cho truyền thông mà vẫn có được sự uy tín nhất định trên thị trường.
Định vị thương hiệu có bao gồm hai yếu tố chính:
- Đề xuất giá trị (value proposition): Là những lợi ích mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
- Đối tượng mục tiêu (target audience): Là nhóm khách hàng mà thương hiệu hướng tới.
1.1.Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng
Định vị thương hiệu giúp các công ty xác định rõ ràng hơn về giá trị mà họ muốn cung cấp cho khách hàng. Điều này được thể hiện cả trong nội bộ, thông qua chiến lược marketing và các chiến lược tiếp thị khác nhau giúp thương hiệu truyền tải tuyên bố định vị thương hiệu. Các công ty cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và đề xuất giá trị mà họ muốn cung cấp. Điều này giúp thương hiệu duy trì sự phù hợp và tính thực tế
Ngoài ra, định vị thương hiệu còn giúp: xác định được xu hướng trên thị trường, gia tăng sự uy tín với khách hàng, tạo dựng chỗ đứng vững chắc.
1.2. 9 Cách thức giúp xây dựng định vị thương hiệu phổ biến
Dưới đây, là một số cách thức giúp xây dựng định vị thương hiệu
- Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp: Tập trung vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể của khách hàng. Ví dụ,Thương hiệu kem đánh răng Colgate định vị mình là “Kem đánh răng giúp răng trắng sáng”.
- Định vị dựa vào tính năng: Tập trung vào các đặc điểm và lợi ích cụ thể của sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, thương hiệu điện thoại iPhone định vị mình là “Điện thoại thông minh với camera chất lượng cao”.
- Định vị theo chất lượng: Tập trung vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz định vị mình là “Thương hiệu xe hơi cao cấp với chất lượng hàng đầu”.
- Định vị dựa vào đối thủ: So sánh thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh và nhấn mạnh những điểm khác biệt. Ví dụ, thương hiệu cà phê Starbucks định vị mình là “Cà phê cao cấp với hương vị đặc trưng”.
- Định vị dựa vào giá trị: Tập trung vào những giá trị mà thương hiệu mang lại cho khách hàng, không chỉ là giá trị về mặt vật chất mà còn cả giá trị về mặt tinh thần. Ví dụ, thương hiệu thời trang Zara định vị mình là “Thương hiệu thời trang mang đến phong cách thời thượng với mức giá hợp lý”.
- Định vị dựa vào công dụng: Tập trung vào công dụng của sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, thương hiệu nước rửa chén Sunlight định vị mình là “Nước rửa chén giúp chén dĩa sạch bong”.
- Định vị dựa vào mối quan hệ: Tập trung vào mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Ví dụ, thương hiệu thời trang Apple định vị mình là “Thương hiệu thời trang mang đến sự sang trọng và đẳng cấp”.
- Định vị dựa vào mong ước: Tập trung vào những mong ước của khách hàng. Ví dụ, thương hiệu xe hơi Ferrari định vị mình là “Thương hiệu xe hơi mang đến cảm giác mạnh mẽ và tốc độ”.
- Định vị dựa vào cảm xúc: Tập trung vào những cảm xúc mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. Ví dụ, thương hiệu chocolate Ferrero Rocher định vị mình là “Thương hiệu chocolate mang đến cảm giác hạnh phúc
Tùy vào từng ngành nghề mà mình có thể chọn các thức khác nhau để xây dựng định vị thương hiệu
2. 7 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu thương hiệu
Trong các cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thì việc xác định mục tiêu là bước đầu tiên. Mục tiêu thương hiệu là những gì doanh nghiệp muốn đạt được với thương hiệu của mình. Mục tiêu thương hiệu cần cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và thời hạn.
- Mục tiêu thị phần: Thương hiệu muốn chiếm 20% thị phần trong ngành.
- Mục tiêu doanh số: Thương hiệu muốn đạt doanh số 100 tỷ đồng trong năm nay.
- Mục tiêu lợi nhuận: Thương hiệu muốn đạt lợi nhuận 20 tỷ đồng trong năm nay.
- Mục tiêu độ thiện cảm thương hiệu: Thương hiệu muốn được khách hàng đánh giá là 4 sao trên thang điểm 5.
Mục tiêu thương hiệu là nền tảng cho tất cả các bước tiếp theo của quá trình định vị thương hiệu. Nếu doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu của mình, thì sẽ rất khó để xây dựng một chiến lược định vị hiệu quả.
2.2. Bước 2: Phân tích xu hướng thị trường
Doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu, nắm bắt đối thủ cạnh tranh, để có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường và mức độ cạnh tranh trên thị trường.
- Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
- Doanh nghiệp cần phân tích thông tin thu thập được để hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp cần sử dụng thông tin phân tích được để xây dựng chiến lược định vị phù hợp.
2.3. Bước 3: Xác định vị trí của thương hiệu
Xác định vị trí của thương hiệu là bước quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ cách mà khách hàng nhận thức về thương hiệu.
Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ định vị thương hiệu hay còn gọi bản đồ định vị thương hiệu. Thông thường sơ đồ định vị thương hiệu có 2 trục chính, đó là giá cả và chất lượng. Sơ đồ này có thể giúp doanh nghiệp xác định chính xác vị trí thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hai thuộc tính giá cả và thị trường có thể thay đổi tùy thuộc và nhận thức của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
Từ sơ đồ định vị, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định thị trường ngách và vị trí mong muốn của thương hiệu. Khách hàng không chỉ quan tâm đến sự khác biệt của thương hiệu mà còn muốn biết thương hiệu đang hoạt động trong lĩnh vực nào. Vì vậy, vị trí thuận lợi nhất trên sơ đồ định vị là điểm vừa phát huy được điểm khác biệt, vừa khoanh vùng được lĩnh vực hoạt động.
2.4. Bước 4: Tìm ra điểm khác biệt
Tìm ra những điểm khác biệt của mình với đối thủ cạnh tranh và khai thác vào những ưu điểm đó, để xây dựng hình ảnh độc đáo vào thu hút khách hàng.
2.5. Bước 5: Xác định giá trị thương hiệu
Xác định những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn đem đến cho khách hàng, Bao gồm:
- Chất lượng
- Dịch vụ
- Giá cả
- ……..
2.6. Bước 6: Phát triển thông điệp thương hiệu
Xây dựng thông điệp thương hiệu dựa trên giá trị cốt lõi và điểm khác biệt của thương hiệu. Bên cạnh đó chuyển tải được thông điệp này đến được với khách hàng mục tiêu
2.7. Bước 7: Điều chỉnh định vị thương hiệu
Rà soát, kiểm tra và thu thập phản hồi từ khách hàng sẽ giúp bạn đảm bảo được chiến lược định vị của mình có mang lại được hiệu quả như kỳ vọng. Nếu chưa đạt thì cần đưa ra những phương án khắc phục. Việc kiểm tra định vị thương hiệu của doanh nghiệp thường xuyên để đảm bảo rằng thương hiệu của mình vẫn và đang phù hợp với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng.
3. Yếu tố giúp định vị thương hiệu hiệu quả
Trong xây dựng chiến lược marketing bước định vị thương hiệu chúng ta dựa vào 5 yếu tố sau:
- Chiến lược thương hiệu
- cấu trúc thương hiệu
- chiến lược thương hiệu sản phẩm
- USP/PODs – Lợi điểm bán hàng độc đáo và các điểm khác biệt hóa sản phẩm
- Điểm nổi bật của thương hiệu
4. Một số ví dụ về định vị thương hiệu
Hãy cùng tìm hiểu về một số thương hiệu mang tính biểu tượng đã tận dụng hiệu quả của định vị thương hiệu như một phần của chiến lược marketing nhằm tiếp cận thị trường mục tiêu
Định vị thương hiệu Apple - Sản phẩm cao cấp
Thương hiệu Apple thường cung cấp những sản phẩm có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng bù lại, sản phẩm của Apple thường có chất lượng cao, thiết kế sang trọng và trải nghiệm sử dụng tuyệt vời. Apple nhấn mạnh về sự cao cấp trong từng sản phẩm. Điều này đã giúp Apple thu hút được một lượng lớn khách hàng trung thành, sẵn sàng chi trả nhiều tiền để sở hữu sản phẩm của thương hiệu.
Định vị thương hiệu Dove - Vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ
Chiến lược định vị thương hiệu của Dove được thể hiện rõ ràng thông qua các sản phẩm và hoạt động tiếp thị của thương hiệu. Các sản phẩm của Dove được thiết kế để phù hợp với mọi loại da và mang đến cho phụ nữ cảm giác tự tin về vẻ đẹp của bản thân. Các chiến dịch tiếp thị của Dove cũng thường tập trung vào việc truyền tải thông điệp về vẻ đẹp tự nhiên và đa dạng của phụ nữ.
5. kết luận
Hy vọng với nhưng thông tin về ” Định vị thương hiệu“ trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn về cách xây dựng chiến lược marketing cho công ty hiệu quả, hiểu thêm về Marketing. Đừng quên thường xuyên vào IME và theo dõi Fanpage: IME – Digital Marketing để tham hảo một số bài hữu ích khác, Xin cảm ơn bạn rất nhiều vì đã lắng nghe 😁